Sâm Ngọc Linh và điều kiện phân bố

Điều kiện tự nhiên thích hợp cho Sâm Ngọc Linh phát triển.

Sâm Ngọc Linh hiện đang phân bố trên vùng sinh thái hẹp, quanh đỉnh núi Ngọc Linh, dưới các tán rừng nguyên sinh thuộc địa phận của Tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Vùng sinh trưởng và phát triển của sâm Ngọc Linh nằm hoàn toàn trên dãy núi Ngọc Linh và có khí hậu đặc thù như sau:

– Tổng lượng mưa trung bình năm của vùng sâm là từ 2.600 – 3.200 mm.

– Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 15 -18,5 0

– Tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 670 – 770 mm.

– Độ ẩm trung bình từ 85,5 – 87,5%.

Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh

Đặc điểm địa hình.

Vùng sâm Ngọc Linh sinh sống chủ yếu phân bố ở các xã vùng núi cao thuộc hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Khối núi Ngọc Linh là khối núi cao thứ hai tại Việt Nam, là một phần của Nam Trường Sơn. Khối núi này nằm trên phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên Việt Nam, tại địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam… với độ cao trung bình khoảng 800 – 2.600 m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Ngọc Linh (2.598 m). Khối núi Ngọc Linh có độ phân cách mạnh, độ dốc lớn, có nhiều thung lũng hẹp và sâu.

Đặc Điểm sông ngoài thủy văn.

Vùng phân bố sâm Ngọc Linh với độ cao trên 1.400 m, có hệ thống rừng tự nhiên che phủ lớn, đặc biệt là tầng thảm mục dày chính là nơi lưu trữ và phát xuất nguồn nước cho các con sông, suối lớn trong vùng. Trong vùng trồng sâm chỉ có hệ thống các con suối nhỏ đổ vào và một số hệ thống sông lớn.

Ngoài ra trong vùng còn có các suối đầu nguồn chảy ra phía Bắc của khối núi Ngọc Linh đổ vào các sông như Vu Gia, sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi)… Nhìn chung, vùng trồng sâm Ngọc Linh tuy không có các hệ thống các suối lớn, nhưng lại có hệ số che phủ và hệ tầng thảm mục dày đã tạo cho vùng có độ ẩm cao, khả năng giữ nước tốt rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây sâm Ngọc Linh.

Đặc điểm khí hậu.

Có khối không khí gió mùa Đông Bắc và khối không khí Tây Nam. Ngoài ra, với các đặc thù về độ cao, mật độ che phủ cao…  đã tạo ra vùng khí hậu Á nhiệt đới rất phù hợp với yêu cầu về sinh thái của sâm Ngọc Linh. Điều kiện khí hậu của vùng này có những đặc điểm khác biệt rất lớn so với các vùng xung quanh: lượng mưa lớn, độ ẩm cao, lượng bốc hơi thấp, nhiệt độ thấp…Vùng trồng sâm Ngọc Linh có tổng lượng mưa trung bình năm đạt từ 2.600 – 3.200 mm.

Khi nghiên cứu đời sống cây sâm, sau thời kỳ ngủ Đông, cây bắt đầu phát triển và từ tháng Tư đến tháng Sáu cây ra hoa và kết quả, tháng Bảy bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng Chín. Như vậy, việc phân bố về lượng mưa trong năm là tương đối phù hợp với các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Nhiệt độ.

Do phân bố ở độ cao trên 1.800 m nên nền nhiệt độ trung bình có giá trị thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác ở dưới thấp.

Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất đạt dưới 10°C; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 20°C. Tổng lượng nhiệt cả năm đạt dưới 7.500 °C.

Nhiệt độ tại khu vực phía Tây Nam cao hơn khu vực Đông Bắc, phổ biến từ 2 – 4°C. Nhiệt độ không khí đạt thấp nhất vào tháng Mười Hai, tháng Một, đạt cao nhất vào tháng Tư, tháng Năm. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 15 0 – 18,5°C.

Tháng Mười Hai đến tháng Một năm sau có nhiệt độ thấp nhất, trung bình khoảng 8 – 11°C, có những năm nền nhiệt độ tối thấp dao động từ 5,5 – 8,5°C. Tháng Tư, tháng Năm có nhiệt độ cao nhất, trung bình khoảng 22 – 23°C. Các tiêu chuẩn nhiệt độ trung bình, tối cao, tối thấp và diễn biến nhiệt độ các tháng đều thích hợp với yêu cầu của cây sâm. Tại các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây sâm nhiệt độ trung bình khoảng 18 °C, đây là ngưỡng nhiệt độ thích hợp với cây sâm. Khi so sánh với các yêu cầu sinh thái, có thể thấy rằng không có tháng nào trong năm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 23°C, chứng tỏ yếu tố nhiệt độ tại các vùng này thích hợp cao đối với cây sâm.

Độ ẩm.

Độ ẩm tương đối biến đổi theo thời gian rõ rệt hơn không gian. Độ ẩm tại vùng trồng sâm cao hơn các vùng khác, với độ ẩm trung bình hàng năm đạt từ 86 – 87%, tháng cao nhất (tháng Tám) đạt 94 – 95%. Nguyên nhân do phân bố trên độ cao, mật độ che phủ cao, nền nhiệt độ thấp, lượng mưa cao, đồng thời thường xuyên bị che phủ của các đám mây mù mang hơi ẩm đã tạo nên độ ẩm cao cho vùng này. Độ ẩm trung bình năm của vùng phát triển sâm khoảng 85,5 – 87,5%, sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng là khá lớn.

Nhìn chung, độ ẩm không khí của vùng dự án khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm. Trong mùa mưa, lượng ẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi trong thời kỳ cây sâm sinh trưởng, phát triển thân lá và hoa, đến tháng Mười độ ẩm bắt đầu giảm dần cũng chính là thời kỳ củ sâm phát triển, trùng với thời kỳ cây sâm bắt đầu vào giai đoạn ngủ đông.

Lượng bốc hơi.

Tại vùng sâm Ngọc Linh có lượng bốc hơi thấp hơn so với các vùng khác. Vùng trồng sâm có tổng lượng bốc hơi trung bình năm từ 670 – 800 mm, còn ở các vùng khác dưới thấp từ 850 – 1.000 mm. Vùng sâm lượng bốc hơi thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Lượng bốc hơi có xu hướng giảm dần theo hướng Đông – Tây và Nam – Bắc. Giá trị cực đại của lượng bốc hơi là vào tháng Ba và tháng Tư  và cực tiểu vào tháng Tám. Như vậy, so với yêu cầu về lượng ẩm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thì lượng bốc hơi thấp của vùng là một yếu tố rất thuận lợi cho sự tăng sinh khối và hình thành chất lượng sâm.

Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO

Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888

Email: duocphaco@gmail.com

Website liên kết:

https://namlimxanhtienphuoc.net/

https://duocphaco.com/

http://nlsqn.com/

http://samngoclinhtramy.com