Những tín hiệu tích cực ban đầu về biến chủng Omicron

Những tín hiệu tích cực ban đầu về biến chủng Omicron

Thế giới đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng do biến chủng Omicron gây ra, nhưng những nghiên cứu từ phòng thí nghiệm, tình hình ở Nam Phi và thuốc kháng virus, cho thấy một số tín hiệu lạc quan, Guardian đưa tin.

Theo giáo sư Penny Ward của Đại học King London, ngoài các mũi tiêm tăng cường, các loại thuốc điều trị Covid-19 sẽ cung cấp sự bảo vệ bổ sung quan trọng cho những người có nguy cơ cao nhất.

Trong năm qua, một số loại thuốc kháng virus như Xevudy (sotrovimab) và Lagevrio (molnupiravir), đã được chứng minh là có tác dụng ngăn bệnh tiến triển nghiêm trọng và được sử dụng ở Anh cho đối tượng dễ bị tổn thương khi mắc Covid-19.

Cả hai loại thuốc đều làm giảm số lượng virus được tạo ra trong cơ thể sau khi bị nhiễm bệnh và giảm nguy cơ bệnh nhân phải nhập viện.

“Với chủng mới có khả năng lây nhiễm cao (như Omicron), những loại thuốc này sẽ giúp giảm gánh nặng Covid-19 từ những đối tượng có nguy cơ cao cần được chăm sóc y tế, và tạo ra phản ứng dây chuyền tích cực đến hệ thống y tế”, giáo sư Penny Ward nói.

Thuốc điều trị Covid-19 cung cấp sự bảo vệ bổ sung quan trọng cho những người có nguy cơ cao nhất nhiễm Omicron. Ảnh: Reuters.Thuốc điều trị Covid-19 cung cấp sự bảo vệ bổ sung quan trọng cho những người có nguy cơ cao nhất nhiễm Omicron. Ảnh: Reuters.

Biến chủng Omicron

Các ca tử vong trong đợt dịch mới thấp hơn so với những làn sóng dịch trước ở Nam Phi cũng là một tín hiệu đáng khích lệ.

Sau khi số ca mắc Covid-19 tăng nhanh, một số chuyên gia đánh giá dường như đợt dịch ở Nam Phi đã đạt đến đỉnh điểm – dầu hiện ban đầu cho đợt dịch mới do Omicron gây ra dường như ít nghiêm trọng hơn với thời gian ngắn hơn. Các quan chức y tế cũng báo cáo rằng người nhiễm biến chủng Omicron dường như phục hồi nhanh hơn so với Delta, cho dù họ có nhập viện hay không.

Dù vậy, một số chuyên gia vẫn thận trọng trước câu hỏi liệu điều này có đồng nghĩa Omicron gây ra đợt dịch ít nghiêm trọng hơn so với các biến chủng trước đó ở những nước khác hay không.

“Nam Phi đã trải qua làn sóng dịch Delta rất lớn chỉ cách đây vài tháng, vì vậy họ có thể đạt một tỷ lệ miễn dịch trong dân số và có thể được cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn”, Lance Turtle, giảng viên cấp cao về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Liverpool, nói.

Tuy nhiên, giáo sư Martin Hibberd, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, vẫn lạc quan cho rằng Anh đang ở “vị trí” tốt hơn so với một năm trước trong cuộc chiến chống dịch.

“Vì nhiều người hiện đã tiêm vaccine hoặc nhiễm trùng trước đó, điều này vẫn có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng dịch bệnh”, ông nói.

Các đột biến chính của biến chủng Omicron: Ảnh: Financial Times.Các đột biến chính của biến chủng Omicron: Ảnh: Financial Times.

Tin tức khả quan thứ ba là các nhà khoa học đã khám phá ra một lời giải thích khả thi về khả năng biến chủng Omicron giảm mức độ nghiêm trọng.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Michael Chan Chi-Wai tại Đại học Hong Kong, người đã phát hiện ra rằng mặc dù biến chủng Omicron dễ lây lan hơn Delta, khả năng xâm nhập vào trong phổi – nơi gây nguy hiểm lớn nhất cho người nhiễm bệnh – của chủng mới kém hơn, vì vậy ít gây bệnh nặng hơn.

So với biến chủng Delta, Omicron tự nhân bản nhanh hơn 70 lần trong đường hô hấp, dẫn đến khả năng dễ lây lan giữa các cá thể, nhưng không tiếp cận các phần dễ bị tổn thương trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng bệnh có thể gây ra.

THEO TINTUC.VN