Thuốc tân ôn giải biểu : MA HOÀNG

Thuốc tân ôn giải biểu : MA HOÀNG (Herba Ephedrae)

Ma hoàng là ngọn hay phần trên mặt đất của nhiều loài Ma hoàng, dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Trên thị trường thường dùng nhiều loài nhưng chủ yếu có các loài như Thảo ma hoàng ( Heraba Ephedrae sinicae), Mộc tặc ma hoàng, Trung ma hoàng,… Thân lá cây Ma hoàng được dùng làm thuốc trị hen, giải cảm phong hàn. Rễ Ma hoàng được dùng làm thuốc thu liễm. Ma hoàng có có tên Thảo Ma hoàng, Xuyên Ma hoàng, Sơn Ma hàng,…

Tính vị qui kinh:

Cay, hơi đắng, ôn. Qui kinh phế, bàng quang.

Theo cách sách thuốc cổ: Sách bản kinh: “đắng, ôn”. Sách Y học khởi nguyên: “ôn, ngọt cay”. Sách dược tính bản thảo: “ngọt, bình”. Sách trân châu nang: “nhập thủ thái âm”. Sách thang dịch bản thảo: “nhập túc thái dương kinh, thủ thiếu âm”. Sách dược phẩm hóa nghĩa: “nhập phế, đại trường, bào lạc, bàng quang”.

Thành phần chủ yếu:

Ephedrine, pseudoephedrine, methylephedrine, norephedrine, pseudomethylephedrine, ditmethyl-pseudoephedrine.

Tác dụng dược ly:

  1. Theo y học cổ truyền:

Thuốc có tác dụng phát hãn giải biểu, bình suyễn chỉ khái, lợi tiểu tiêu phù, ôn tán hàn tà.

Chủ trị các chứng: ngoại cảm phong hàn biểu thực chứng, chứng phong hàn ngoại thúc, phế khí ủng tắc suyễn tức khái thấu, phù thũng có biểu chứng, đau phong thấp, chứng âm thư.

  • Trích đoạn y văn cổ:

Sách bản kinh: “chủ trúng phong, Thương hàn đầu thống, ôn ngược. Giải biểu phát hãn, trị ho suyễn khí nghịch, trừ hàn nhiệt.”

Sách Thang dịch bản thảo: “Ma hoàng là thuốc trị vệ thực, quế chi là thuốc trị chứng vệ hư. Tuy Ma hoàng, Quế chi đều là thuốc chứng thái dương, đều làm mạnh vinh vệ. Phế chủ vệ (là khí), tâm chủ vinh (là huyết), cho nên ma hoàng là thuốc cucra chủ thái âm, quế chi là thuốc của thủ thiếu âm. Cảm hàn thương phong mà ho thì Ma hoàng, Quế chi là gốc của bài thuốc vậy”.

Sách cảnh nhạc toàn thư bản thảo chính: “Ma hoàng thuốc vị nhẹ mà tính cay ôn nên thiêng về thông đạt cơ biểu, kinh lạc nên tác dụng phát tán phong tà mạnh, khu trừ hàn độc, đối với các chứng ôn dịch, ngược tạt, chướng khí…chứng túc tam dương biểu thực, tất cả phải dùng ma hoàng…”

  1. Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Giải nhiệt: Tinh dầu ma hoàng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuột nhắt bình thường.
  • Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm giản cơ trơn khí quản.
  • Lợi tiểu: Ancaloit Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị.
  • Tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu nên huyết áp tăng, nhưng chậm và kéo dài vài giờ.
  • Ephedrin có tác dụng hưng phấn võ não làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng thuốc ngủ.
  • Kháng virut: Có tác dụng ức chế virut cúm (do tinh dầu ma hoàng). Dược học báo IO: 147-149, 163 (Trung văn).
  • Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược lai với cành và thân Ma hoàng. Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngoại vi giãn, hô hấp tăng nhanh, cầm mồ hôi.

Ứng dụng lâm sàng;

  • Trị chứng ngoai cảm phong hàn : sốt gai rét, đau đầu mình, mũi nghẹt, không ra mồ hôi, mạch phù khẩn, dùng bài ma hoàng than (Thương hàn luận: Ma hoàng 6-12g, Hạnh nhân 6-12g, Quế chi 4-8g, Cam thảo 2-4g)
  • Trị ho suyễn: Dùng các bài sau đây chữa chứng ho suyễn trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà,… phối hợp thuốc thanh nhiệt hóa đàm trị chứng nhiệt suyễn, đàm suyễn.
  • Tam ảo thang Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g sắc uống nóng. Trị ho suyễn như bài Ma hoàng thang.
  • Cao ma hạnh (Trần Văn Kỳ) trị viêm phế quản cấp, ho gà, hen phế quản. Ma hoàng 6g, Hạnh nhân 6g, Thạch cao 12g, Cam thảo 4g, Tiền hồ 12g, Cát căn 12g, Trần bì 6g, Bối mẫu 6g. Đỗ 300ml nước sắc còn 100ml dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi, đối với trẻ lớn và người lớn cần tăng liều. Có thể nấu thành cao đặc để uống.
  • Ma hạnh thạch cam thang gia vị trị viêm phổi, viêm phế quản cấp, sốt cao, khát nước, ho suyễn.

Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, Bách bộ mỗi thứ 8g, Thạch cao sống 40g, Cát cánh, Hoàng cầm mỗi thứ 12g sắc uống.

  • Tiểu thanh long than ( Thương hàn luận ) trị viêm phế quản cấp mãn, hen phế quản kéo dài, ho, khó thở, đàm loãng trắng…

Ma hoàng 8-12g, Bạch thược 12g, Quế chi 8g, Can khương 8-12g, Bán hạ 6-19g, Chích thảo 6-10g, Tế tân 4-6g, Ngũ vị tử 4-6g.

Nếu có sốt gia Thạch cao 40g gọi là bài tiểu thanh long gia thạch cao thang

  • Trị chứng phù (chủ yếu là phong thủy) bệnh viêm cầu thận cấp thông qua tác dụng ra mồ hôi và lợi tiểu của thuốc.
  • Việt tỳ thang

Ma hoàng 12g, Thạch cao 24g (sống), Sinh khương 12g, Chích thảo 6g, Đại táo 4 quả

  • Ma hoàng Liên kiều xích tiểu đậu thang:

Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 1 quả. Trị viêm cầu thận cấp kiêm nhiễm trùng ngoài da.

Liều thường dùng: 2-12g

Liều giảm đối với bệnh nhân hư nhược. Dùng liều cao chữa đau phong khớp do phong thấp.

Chú ý lúc dùng thuốc:

không dùng đối với chứng biểu hư ra mồ hôi nhiều, thận trọng lúc dùng cho bệnh nhân huyết áp cao. Trường hợp dùng ma hoàng ra mồ hôi nhiều dẫn đến vong dương, dùng nhân sâm phụ tử sắc uống. Rễ Ma hoàng (ma hoàng căn) vị ngọt tính bình, có tác dụng cầm mồ hôi. Bài thuốc cầm mồ hôi gồm: Ma hoàng căn, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo, Quế chi, Đương qui sắc uống.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO

Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 777- (0235) 3 555 888

Email: duocphaco@gmail.com

Website liên kết:

https://namlimxanhtienphuoc.net/

https://duocphaco.com/

http://nlsqn.com/

http://samngoclinhtramy.com

Nấm Lim Xanh Rừng Tiên Phước