Tiêm vaccine Covid-19 nổi mụn?

Tiêm vaccine Covid-19 nổi mụn?

Một số người bị phát ban, mẩn đỏ, kích ứng, dị ứng, nổi mụn, nghĩ đây tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19.

Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết thực tế cơ chế vaccine không ảnh hưởng đến nội tiết tố, cũng không gây ra sự thay đổi nồng độ các hormone dẫn đến hình thành mụn trứng cá.

Hoàng Thanh, 26 tuổi, da nổi mụn sưng to suốt hai tháng không đỡ. Thanh cho biết da mặt trước đây không có khuyết điểm ẩm, căng bóng. Hàng ngày, cô đều chăm sóc da đầy đủ các bước từ rửa mặt, toner, kem chống nắng, có dùng retinol, tretinol… Khoảng vài tuần trở lại đây, da bắt đầu lên mụn nước, mụn đầu trắng, mụn viêm, sưng to đau và dai dẳng khiến da xạm đi, nền da yếu hơn. Thanh kiên trì chăm sóc, nặn mụn ở spa, tình trạng không cải thiện.

“Lúc đầu mình nghĩ do thay đổi thời tiết, hanh khô, kéo dài, sau nghe nói tiêm vaccine nổi mụn”, cô nói. Thanh tiêm vaccine Astrazeneca từ ngày 5/9 và khoảng ba tuần thì xuất hiện mụn. Tình trạng kéo dài khiến cô lo lắng khi tiêm mũi hai, sợ da tệ hơn.

Thùy Ngân, 27 tuổi, ở Xuân Thủy, Hà Nội, cũng phát mụn sau ba tuần tiêm vaccine, trong khi lâu nay cơ địa chưa từng nổi mụn. Cô uống nước mát, ăn uống điều độ và ngủ trước 23h song không đỡ. Mụn mọc dày đặc ở trán, chủ yếu là mụn không nhân, mụn cám nhìn mất thẩm mỹ, ngứa rát, chảy nước. Cô không dùng mỹ phẩm, chỉ rửa mặt bằng sữa rửa mặt mỗi ngày.

Một số người bị phát ban, mẩn đỏ, kích ứng, dị ứng, nổi mụn, nghĩ đây tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19.

Bác sĩ Đỗ Kim Anh, Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ công nghệ cao, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết thực tế cơ chế vaccine không ảnh hưởng đến nội tiết tố, cũng không gây ra sự thay đổi nồng độ các hormone dẫn đến hình thành mụn trứng cá.

Hoàng Thanh, 26 tuổi, da nổi mụn sưng to suốt hai tháng không đỡ. Thanh cho biết da mặt trước đây không có khuyết điểm ẩm, căng bóng. Hàng ngày, cô đều chăm sóc da đầy đủ các bước từ rửa mặt, toner, kem chống nắng, có dùng retinol, tretinol… Khoảng vài tuần trở lại đây, da bắt đầu lên mụn nước, mụn đầu trắng, mụn viêm, sưng to đau và dai dẳng khiến da xạm đi, nền da yếu hơn. Thanh kiên trì chăm sóc, nặn mụn ở spa, tình trạng không cải thiện.

“Lúc đầu mình nghĩ do thay đổi thời tiết, hanh khô, kéo dài, sau nghe nói tiêm vaccine nổi mụn”, cô nói. Thanh tiêm vaccine Astrazeneca từ ngày 5/9 và khoảng ba tuần thì xuất hiện mụn. Tình trạng kéo dài khiến cô lo lắng khi tiêm mũi hai, sợ da tệ hơn.

Thùy Ngân, 27 tuổi, ở Xuân Thủy, Hà Nội, cũng phát mụn sau ba tuần tiêm vaccine, trong khi lâu nay cơ địa chưa từng nổi mụn. Cô uống nước mát, ăn uống điều độ và ngủ trước 23h song không đỡ. Mụn mọc dày đặc ở trán, chủ yếu là mụn không nhân, mụn cám nhìn mất thẩm mỹ, ngứa rát, chảy nước. Cô không dùng mỹ phẩm, chỉ rửa mặt bằng sữa rửa mặt mỗi ngày.

“Có thể đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc trước đó người bệnh từng có mụn, stress, da dầu, thay đổi thời tiết…, bởi cơ chế vaccine không ảnh hưởng gì đến nội tiết tố,”, bác sĩ Kim Anh giải thích. Biểu hiện da thường gặp nhất sau tiêm vaccine ngừa Covid-19 bao gồm các phản ứng da tại chỗ (sưng, đau, đỏ ngay vị trí tiêm hay phản ứng muộn sau đó còn gọi là “CÁNH TAY COVID”, các phát ban dạng sởi, mày đay, vảy phấn hồng,… Đa số biểu hiện này đều tự khỏi hoặc cải thiện nhanh sau khi dùng thuốc điều trị.

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, gần đây cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám với tình trạng tương tự. Bác sĩ Trần Thị Thúy Phượng, khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhận định hiện chưa có bằng chứng được báo cáo thông qua các thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy mụn trứng cá là một biểu hiện da sau tiêm vaccine ngừa Covid- 19.

“Chưa có các dữ liệu rõ ràng được báo cáo trên thế giới về việc tiêm vaccine Covid gây ra sự thay đổi nồng độ các hormone dẫn đến hình thành mụn trứng cá”, bác sĩ nhấn mạnh.

Một tác dụng phụ hiếm gặp sau tiêm vaccine Covid-19 trên da là zona, theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Tel Aviv ở Israel. Một số người mắc bệnh tự miễn có khả năng mắc bệnh zona cao hơn. Các nốt zona trên da cũng xuất hiện sau khi tiêm mũi thứ nhất nhiều gấp 5 lần so với sau khi tiêm mũi thứ hai.

Thư viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng ghi nhận hai trường hợp mắc zona sau khi tiêm phòng Covid. Cơ sở dữ liệu EudraVigilance của châu Âu báo cáo khoảng 590 trường hợp bị zona sau tiêm vaccine AstraZeneca (chiếm 0,7%), 2.143 trường hợp sau tiêm vaccine Johnson & Johnson (chiếm 0,6%). Theo các nhà khoa học, nguyên nhân có thể là do tình trạng giảm bạch cầu tạm thời xảy ra sau tiêm, tương tự phản ứng khi mắc Covid-19.

mụn
Da trước đây (bên trái) và da một bệnh nhân hiện tại đã điều trị một tuần, vẫn còn vết thâm và xạm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo bác sĩ, cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá bao gồm rất nhiều yếu tố. Trong đó, 4 cơ chế chính là tăng sản thượng bì vùng nang lông, tăng tiết bã nhờn, viêm hoặc do vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes).

“Có thể một số trường hợp bùng phát mụn là do stress, gián tiếp làm nặng hơn mụn thông qua cơ chế tăng tiết bã nhờn và tăng hiện tượng viêm kèm theo đeo tình trạng phải đeo khẩu trang thường xuyên dẫn đến việc tăng bít tắc nang lông gây ra mụn”, bác sĩ nói. Ngoài ra, tâm lý lo lắng khi tiêm vaccine và sau tiêm vaccien cũng góp phần vào vấn đề này.

Để hạn chế tình trạng này, mọi người cần giữ tâm trạng thoải mái nhất, tránh stress, căng thẳng đồng thời có phương pháp chăm sóc da đúng cách. Ví dụ như rửa mặt sáng, tối với sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa cồn và không sinh nhân mụn. Rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát và thấm khô bằng khăn sạch. Không sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm quá đặc, có chứa các thành phần bít tắc và sinh nhân mụn. Hạn chế trang điểm dày khi sử dụng khẩu trang. Tẩy trang đúng cách sau khi trang điểm hay sử dụng kem chống nắng. Sử dụng khẩu trang đúng cách với các chất liệu ít gây kích ứng, giảm thiểu bít tắc.

Nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Uống nhiều nước (tránh nước ngọt, nồng độ đường cao), trung bình 2 lít /ngày. Hạn chế ăn thức ăn ngọt, béo, mỡ (bánh ngọt, kem, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, bánh mì, mì gói, trái cây có vị ngọt đậm…)…

Bác sĩ khuyến cáo, dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, tiêm vaccine không những giúp bảo vệ chính bản thân mà còn giúp bảo vệ những người thân và cộng đồng. Vì vậy không nên trì hoãn tiêm khi đủ điều kiện.

“Nếu bạn nổi mụn sau tiêm, hãy đến bác sĩ da liễu khám kết hợp với chế độ chăm sóc da đúng đắn để cải thiện và ngăn ngừa mụn tái phát”, bác sĩ Phượng chia sẻ.

THEO VNEXPRESS

 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO

Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện tiên Phước, Tỉnh Quảng nam

Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 666- (0235) 3 555 666

Email: duocphaco@gmail.com

Website liên kết:

https://namlimxanhtienphuoc.net/

https://duocphaco.com/

http://nlsqn.com/

http://samngoclinhtramy.com