Con thấp còi, làm thế nào để tăng chiều cao đúng chuẩn?

Con thấp còi dưới chuẩn là nỗi đau đáu của không ít bậc phụ huynh bởi điều này không chỉ tác động xấu về vóc dáng ngoại hình mà còn ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai của trẻ.

Trẻ thấp còi lúc bé ảnh hưởng chiều cao khi trưởng thành

Tỉ lệ trẻ thấp còi ở nước ta vẫn đang ở mức đáng báo động khi các kết quả thống kê mới nhất cho thấy, trong khoảng gần 8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có xấp xỉ 2.5 triệu trẻ bị thấp còi. Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi ở thể trung bình hoặc nặng.

Con thấp còi, làm thế nào để tăng chiều cao đúng chuẩn? - 1

Trẻ thấp còi thường thấp hơn hẳn so với bạn cùng trang lứa

Không ít bé xảy ra tình trạng biếng ăn hoặc ăn lệch một món ăn làm giảm cơ hội lấy đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho quá trình phát triển chiều cao, đặc biệt là với nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Điều đáng lo ngại là nếu trẻ thấp còi dưới 5 tuổi rất khó để đạt chiều cao chuẩn ở các giai đoạn sau đó, tình trạng thấp còi diễn ra càng lâu thì nguy cơ thấp lùn ở tuổi trưởng thành càng lớn.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ cần được chăm sóc tốt và đúng cách ở từng giai đoạn ngay từ thơ bé để tăng chiều cao tối đa ở giai đoạn đó mới mong đạt được chiều cao chuẩn khi trưởng thành. Đặc biệt với trẻ đang trong tình trạng thấp còi, các bậc phụ huynh nên tác động kịp thời để giúp con bắt kịp đà tăng trưởng.

Tăng chiều cao đúng cách chuẩn khoa học cho trẻ thấp còi

Nguyên nhân chính của tình trạng thấp còi là do khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là vitamin D3 và vitamin K2 – 2 yếu tố quan trọng nhất tới quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể, tác động trực tiếp tới sự phát triển hệ xương.

Nghiên cứu của GS. Holick (ĐH Boston, Mỹ) thực hiện đối với trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi tại Ecuador chỉ ra, hầu hết trẻ thiếu cân và thấp còi đều có nồng độ vitamin D trong huyết thanh ở mức thấp.

Các nghiên cứu mới nhất còn cho thấy, vitamin K2 đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa canxi tới xương, thiếu vitamin K2, canxi rất khó có thể gắn hiệu quả vào xương, dẫn đến mật độ canxi trong xương giảm, trẻ khó tăng chiều cao.

Theo TS.BS Mercola (Thành viên ban cố vấn Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ), nếu như vitamin D3 là “người gác cổng” hỗ trợ canxi đi vào cơ thể thì vitamin K2 chính là “cảnh sát giao thông” điều hướng canxi đi đến đúng đích tại xương, kiểm soát canxi không bị lạc chỗ tại các mô mềm, mạch máu gây các bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Sự có mặt đầy đủ của vitamin D3 trong cơ thể không chỉ tối ưu hấp thu canxi từ ruột vào máu mà còn kích thích cơ thể sản xuất Osteocalcin – một loại protein có chức năng gắn canxi vào xương. Tuy nhiên, Osteocalcin được tạo ra này cần phải có vitamin K2 để kích hoạt từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, đưa canxi gắn hiệu quả vào xương, từ đó làm tăng cường mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu.

Con thấp còi, làm thế nào để tăng chiều cao đúng chuẩn? - 2

Vitamin D3 và K2 là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của canxi

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, để trẻ thấp còi tăng chiều cao chuẩn khoa học, ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và khoáng chất), bố mẹ cần đảm bảo trẻ nhận đủ lượng vitamin D3 và vitamin K2 cần thiết chuẩn khuyến cáo mỗi ngày.

Hàng loạt công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới như công trình nghiên cứu của GS.Yashwant Rao (ĐH Y khoa Ganesh Shakar Vidyarthi Memoria, Ấn Độ) thực hiện trên trẻ từ 2- 5 tuổi, TS. Ganmaa (ĐH Harvard, Mỹ) thực hiện ở trẻ tiền dậy thì và dậy thì… cho thấy, việc bổ sung 400 – 800 IU vitamin D3/ngày kết hợp với vitamin K2 và chế độ dinh dưỡng giàu canxi giúp trẻ tăng từ 1,8 – 2cm/năm so với trẻ không được bổ sung, bên cạnh mức tăng trung bình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *