Phân biệt sâm Ngọc Linh thật- giả
Trên thị trường hiện nay, sâm Ngọc Linh giả thường là một trong ba loại sau. Loại thứ nhất khá cao cấp, chưa có định danh chính thức nên được tạm gọi là sâm 1A, cùng thuộc chi nhân sâm, có DNA gần giống với sâm Ngọc Linh. Loại thứ hai là tam thất hoang cũng chi nhân sâm nhưng giá trị và tác dụng không thể so với sâm Ngọc Linh thật. Loại thứ ba là củ ráy – loại cây mọc phổ biến ở vùng núi có khí hậu nóng ẩm, khu vực Tây Nguyên.
Thoạt nhìn hình dáng của sâm thật và sâm giả có nhiều nét tương đồng nên nếu không tinh ý hoặc không rành về sâm, người dùng rất khó phân biệt.
Theo các chuyên gia, để nhận biết sâm Ngọc Linh thật, người dùng có thể dựa vào 7 dấu hiệu dưới đây:
Thứ nhất, sâm Ngọc Linh tự nhiên mỗi năm chỉ mọc 1 thân, củ sâm có rất nhiều mắt, các mắt sâm lõm vào trong và có vị trí so le với nhau. Nếu dùng dao cắt thành lát mỏng thì có thể thấy phần bên trong củ có màu vàng nhạt, còn phần thân hơi tím hoặc có màu xám nhạt. Trong khi đó, củ tam thất sẽ có mắt hình tròn, nông, lõm mắt và mắt mọc thẳng, dài ngoằng.
Thứ hai, sâm Ngọc Linh thật có u cục ở gốc, vỏ sâm sần sùi, lõi sâm có màu vàng hoặc tím đậm, tím sẫm. So với sâm giả từ củ tam thất hoang, khi sờ sẽ thấy vỏ nhẵn nhụi, ít u và có màu trắng.
Thứ ba, về mùi, sâm thật có mùi thơm nồng rất đặc trưng, dễ nhận biết. Xét về vị, sâm Ngọc Linh có vị đắng gắt, dư vị ngọt, thanh, giòn và không có xơ. Ngược lại, củ tam thất khi ăn sẽ thấy sồn sột, dai, vị ngái, nóng rát ở cổ.
Sâm Ngọc Linh lâu năm sẽ có điểm thắt, mọc không đều, củ hơi gầy. Nếu là sâm giả, củ sẽ đồng đều hơn, có điểm thắt, màu nhạt, mờ và nhẵn.
Điểm khác biệt thứ sáu là lá của cây sâm Ngọc Linh mỏng, có răng cưa và đều, mỗi tán gồm 5 lá.
Cuối cùng, cành sâm nhỏ và vươn cao, rất dai và cứng, khó bị đứt.
Để không mua phải sâm giả, tránh nguy cơ “tiền mất tật mang”, người dùng nên lựa chọn những đơn vị cung cấp sâm Ngọc Linh uy tín, được đảm bảo bởi các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, chúng ta có thể phân biệt sâm Ngọc Linh thật- giả qua kiểm định DNA.
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả căn cứ vào hoạt chất & kiểm định:
Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.
Đại diện chính của Sâm Ngọc Linh là Ginsenoside – Rb1, Ginsenosid – Rg1, Ginsenosid – Rd, majonosid-R1, majonosid-R2.
Tam thất hoang vẫn có thành phần GR2, G-RB1, G-Rg1 tương tự như sâm Ngọc Linh nhưng tỉ lệ rất ít so với sâm ngọc linh (vì tam thất hoang là một chi của sâm ngọc linh).
Chính vì điều này nên kiểm định mẫu gởi kiểm định có thành phần tương tự như sâm ngọc linh nhưng không thể xác định chắc chắn đó có phải là sâm Ngọc Linh hay không.
Tuy nhiên trong tam thất hoang hoàn toàn không tìm thấy M-R2
Đây là hoạt chất majonside R2
Sâm Ngọc Linh thật có đầy đủ các hoạt chất GR2, G-RB1, G-Rg1 cao hơn hẳn rất nhiều lần tam thất hoang. Đặc biệt majonosid-R2 (M-R2) chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh.
Chính những thành phần này đã tạo nên giá trị cho Sâm Ngọc Linh.
Phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu
Qua xét nghiệm DNA có thể xác định được củ sâm được sinh trưởng tại núi Ngọc Linh hay Lai Châu và các núi nơi khác.
Địa điểm bán sâm Ngọc Linh uy tín:
Công ty CP Dược phaco sở hữu 2 hecta rừng nguyên sinh tại núi Ngọc Linh, Nam Trà My, Quảng Nam. Từ vùng đất thuê của UBND tỉnh Quảng Nam ấy, công ty đã ươm trồng và chăm sóc nên những cây sâm Ngọc Linh đảm bảo chất lượng về giá trị dinh dưỡng, thành phần của sâm Ngọc Linh.
Hay liên hệ công ty CP Dược Phaco chúng tôi để mua được những củ sâm Ngọc Linh chất lượng cao nhất, tránh tình trạng mua phải hảng giả, kém chất lượng.
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHACO
Trụ sở: QL40B- Thôn 1, Xã Tiên Thọ, Huyện tiên Phước, Tỉnh Quảng nam
Điện thoại: (0235) 3 555 666 – (0235) 3 555 666- (0235) 3 555 666
Email: duocphaco@gmail.com
Website liên kết: